Làm quen với module wifi ESP8266 và tập lệnh AT

113
4

Giới thiệu.

ESP8266 là Module wifi, nó có thể kết nối wifi, hoặc làm một access point, làm một web server đơn giản. Bạn có thể dùng Module này để điều khiển các thiết bị khác từ internet.
Module ESP8266 ESP-01 mình mua ở Banggood với giá $8 3 cái, Module này có bộ nhớ là 1M, được cài firmware 1.01 và có tốc độ mặc định là 115200 và bạn có thể thay đổi bằng lệnh AT.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn kết nối ESP8266 với máy tính qua arduino, và giới thiệu một vài lệnh AT cơ bản.

WP_20160315_09_02_27_Pro

Module có kích thước rất nhỏ gọn

Kết nối ESP8266 với máy tính:

Sơ đồ Pins ESP8266 esp-01

VCCSupply Voltage 3.3V-3.6V
GNDGround
TXDTransmist Data
RXDReceive Data
CH_PDChip Power Down (LOW = Active)
GPIO0General Purpose I/O 0
GPIO2General Purpose I/O 2
RSTReset (Reset = LOW active)
đây là Module 3.3v, nhớ cấp nguồn 3.3V cho nó nhé

Mình không có mạch chuyển đổi usb>rs232 nên sử dụng luôn board Arduino Uno để kết nối, nhớ tháo chip ATmega ra nhé.
VCC bắt buộc phải được cấp nguồn 3.3V nhé, còn tx/rx mình cắm trực tiếp không thấy bị làm sao cả.

uno-esp8266

Nối dây điện vào trông nó sẽ như thế này:

Có thể kết nối trực tiếp pin TX của Arduino UNO với esp8266

Có thể kết nối trực tiếp pin TX của Arduino UNO với esp8266

Khi ESP8266 hoạt động, máy tính của mình sẽ nhìn thấy nó

Khi ESP8266 hoạt động, máy tính của mình sẽ nhìn thấy nó

Mở Serial Monitor trên Arduino IDE lên và chọn tốc độ phù hợp, trong trường hợp này module của mình để ở tốc độ 115200 baud.
phần nhập liệu chọn both LN &CR

Chọn đúng thông số để kết nối với ESP8266

Chọn đúng thông số để kết nối với ESP8266

Tập lệnh AT cơ bản:

kết nối thành công rồi, bắt đầu gõ một số lệnh AT cơ bản nhé.

AT – Kiểm tra kết nối

AT

OK

AT+RST – Reset module

AT+GMR – Kiểm tra phiên bản firmware


AT+GMR
AT version:0.40.0.0(Aug 8 2015 14:45:58)
SDK version:1.3.0
Ai-Thinker Technology Co.,Ltd.
Build:1.3.0.2 Sep 11 2015 11:48:04
OK

AT+CWMODE? – Kiểm tra kiểu kết nối

Giá trị trả về sẽ là 1,2,3 tương ứng với STA, AP, BOTH
STA: Station
AP: Access point
BOTH: cả 2


AT+CWMODE? 
+CWMODE:3

OK

AT+CWLAP – Hiển thị danh sách các cột WIFI


AT+CWLAP
+CWLAP:(4,"TP-LINK_CA7B26",-54,"f4:ec:38:xx:xx:xx",1,-12)
+CWLAP:(0,"dd-wrt",-64,"10:6f:3f:xx:xx:xx",6,-31)
+CWLAP:(3,"YKH.io",-74,"12:6f:3f:xx:xx:xx",6,-31) 
+CWLAP:(3,"Mr_Quan",-91,"e8:94:f6:xx:xx:xx",6,-36)

OK

AT+CWJAP – Kết nối với Access point
Cú pháp kết nối như sau: AT+CWJAP=”SSID”,”PW”
SSID là tên của Access point
PW là mật khẩu

Nếu Module esp8266 đã kết nối với AP rồi thì bạn có thể dùng lệnh AT+CWJAP? để xem nó đang được kết nối với AP nào.


AT+CWJAP="YKH.io","ykhio888pw"
WIFI CONNECTED
WIFI GOT IP

OK

AT+CIFSR – Kiểm tra IP


AT+CIFSR 
+CIFSR:APIP,"192.168.4.1"
+CIFSR:APMAC,"1a:fe:34:d1:dd:d0"
+CIFSR:STAIP,"192.168.1.126"
+CIFSR:STAMAC,"18:fe:34:d1:dd:d0"

OK

AT+CIPMUX – Thiết lập kết nối TCP/UDP.
AT+ CIPMUX?: xem cài đặt thiết lập.
AT+ CIPMUX=0: single.
AT+ CIPMUX=1: Multiple.

 

AT+CIPSERVER= <mode>[,<port>] – thiết lập server:
Mode = 0: Close server .
Mode =1: Open server.
Port: Cổng.

bạn phải thiết lập chế độ kết nối tcp/udp bằng lệnh AT+ CIPMUX=1 mới thiết lập server được

AT+CIPSERVER=1,8888

OK